.:: Diễn đàn lớp C11CT13 ::.
Cùng tham gia diễn đàn nào Very Happy
.:: Diễn đàn lớp C11CT13 ::.
Cùng tham gia diễn đàn nào Very Happy
.:: Diễn đàn lớp C11CT13 ::.
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

.:: Diễn đàn lớp C11CT13 ::.

.:: Diễn đàn lớp C11CT13 ::.
 
Trang ChủTrang ChínhLatest imagesTìm kiếmCó Bài MớiĐăng kýĐăng NhậpUpload Files Free

 

 PhƯƠng pháp chia mẠng con (subnet) theo vlsm

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 448
Points : 779
Số lần được cảm ơn : 8
Join date : 15/03/2012
Age : 30
Đến từ : Tp HCM

PhƯƠng pháp chia mẠng con (subnet) theo vlsm Empty
Bài gửiTiêu đề: PhƯƠng pháp chia mẠng con (subnet) theo vlsm   PhƯƠng pháp chia mẠng con (subnet) theo vlsm I_icon_minitimeSun Mar 18, 2012 4:28 pm

[You must be registered and logged in to see this link.]
Qua quá trình giảng dạy các sinh viên, được biết một số bạn vẫn còn bỡ ngỡ với cách
chia địa chỉ [You must be registered and logged in to see this link.] theo VLSM, phương pháp này sẽ giúp chúng ta kiểm soát được số
mạng mới sinh ra, số mạng đã dùng, số mạng dư thừa còn lại, sau đây tôi sẽ hướng dẫn
các bạn thực hiện việc này một cách dễ dàng bằng ví dụ minh họa. Trước hết, chúng ta
phải hiểu rõ cấu trúc của địa chỉ IP v4 và ý nghĩa của một số khái niệm: ví dụ các lớp địa
chỉ IP v4, Net_id, host_id, Subnet Mask, giải địa chỉ khả dụng, địa chỉ mạng, …
Để chia thành thạo, chúng ta cần nắm rõ một số khái niệm và công thức sau đây:
- Bit, byte.
- Khái niệm về số nhị phân, thập phân.
- Phép toán AND
- Các biến đổi từ nhị phân sang thập phân, từ thập phân sang nhị phân.
- Cấu trúc địa chỉ IP, giới hạn của các lớp IP
- Khái niệm về default mask, mask, subnet, subneting ....!
- Các địa chỉ riêng
Lưu ý:
- Địa chỉ mạng (subnet) : tất cả các bit dành cho phần host bằng 0
- Địa chỉ broadcast: tất cả các bit dành cho phần host bằng 1.
- Địa chỉ đầu tiên hợp lệ: là địa chỉ liền sau địa chỉ mạng (subnet)
- Địa chỉ cuối cùng hợp lệ: là địa chỉ liền trước địa chỉ broadcast
=> phải hiểu rõ và phân biệt khái niệm n và m là gì để áp dụng công thức cho đúng
Công thức:
+ Số subnet được tạo ra: 2^m (m: số bit mượn của phần Host ID) (Chú ý: đáng lẽ
công thức này phải là 2^m – 2 vì phải loại trừ đi 2 mạng đầu tiên – subnet zero và
mạng cuối cùng – subnet broadcast, nhưng với các dòng Router hiện nay của Cisco
đã hỗ trợ lệnh Router(config)# ip subnet-zero do đó ta vẫn có thể sử dụng 2 mạng
đó mà không phải loại trừ bỏ đi)
+ Số host / subnet: 2^n – 2 (n: số bit còn lại của phần Host ID sau khi bị mượn m bit)
+ Subnet Mask mới = Subnet Mask cũ + m (là số bit vừa bị mượn)
+ Địa chỉ khả dụng là các địa chỉ IP có thể gán cho mỗi host, thiết bị
(Lưu ý: có nhiều cách hoặc thủ thuật để tính địa chỉ [You must be registered and logged in to see this link.], nhưng cách nào cũng
phải dựa vào nền tảng gốc đó là sự thay đổi các bit mượn để sinh ra [You must be registered and logged in to see this link.] mới, do
đó tốt nhất chúng ta nên tham khảo theo phương pháp VLSM)
VÍ DỤ MẪU 1: Cho giải địa chỉ 172.35.0.0/16
, hãy Subnet để cấp cho các [You must be registered and logged in to see this link.]:
A: 320 host
B: 115 host
C: 80 host
D: 30 host
E: 2 host
F: 2 host
G: 2 host
theo phương pháp VLSM?
Hướng dẫn giải mẫu:
- Theo đầu bài cho địa chỉ ban đầu là X: 172.35.0.0/16
=> đổi ra hệ nhị phân ta được:
10101100.00100011.00000000.00000000
11111111.11111111.00000000.00000000
(Phần gạch chân chính là phần bit host, việc chia từ địa chỉ trên thành nhiều Subnet chính
là việc biến đổi – hay gọi là mượn các bit phần host_id chuyển thành các bit Net_id; Nhìn
vào số bit 1 của địa chỉ Subnet Mask ta sẽ phân biệt được danh giới: các bit bên trên bit 1
chính là Net_id, các bit bên trên bit 0 là host_id)
- B1: Theo VLSM thì ta sẽ phải chia X cho các mạng theo chiều giảm dần, tức là chia
cho mạng có số host cao nhất rồi thấp nhất cuối cùng-> sắp xếp lại ta có:
+A: 320
+B:115
+C:80
+D:30
+E:2
+F:2
+G:2
- B2: +Thực hiện chia X cho mạng A đầu tiên, áp dụng công thức: 2^n - 2 ≥ 320 => n=9
(chính là số bit còn lại chưa bị mượn) => số bit đã mượn là m= 32 (là tổng số bit của 1
địa chỉ IP v4) – 16 (số bit thuộc phần Net_id của địa chỉ đã cho) – 9 ( số bit còn lại) = 7
=> SM’ (Subnet Mask mới) = SM (Subnet Mask cũ) + m = 16 + 7 = 23 ( viết tắt là /23)
& số Subnet ([You must be registered and logged in to see this link.]) được tạo ra là: 2^m = 27 = 128
với SM’ thay đổi từ /16 thành /23 (các bit trong khoảng này của X đã chuyển sang Octet
thứ 3) nên ta có
101100.00100011.00000000.00000000
172.16. 0. 0
(bit màu đen không in đậm & bị gạch chân chính là 7 bit vừa mượn, việc sinh ra các
Subnet con chính là dựa vào việc thay đổi vị trí và giá trị từ 0 thành 1 của những bit này)
Vậy các [You must be registered and logged in to see this link.] được sinh ra từ X là:
Mạng X1:10101100.00100011.00000000.00000000 -> 172.35.0.0/23
Mạng X2:10101100.00100011.00000010.00000000 -> 172.35.2.0/23
Mạng X3:10101100.00100011.00000100.00000000 -> 172.35.4.0/23
………………… vân vân ………………….
Mạng X127: 10101100.00100011.11111100.00000000 -> 172.35.252.0/23
Mạng X128: 10101100.00100011.11111110.00000000 -> 172.35.254.0/23
(chú ý, để ý ta thấy chỉ cần tính đến mạng thứ 3 trở đi là ta đã có thể tìm được bước nhảy
giữa 2 mạng liền kề là 2: lấy octet tương ứng của mạng sau trừ octet mạng trước)
=> lấy [You must be registered and logged in to see this link.] đầu tiên X1: 172.35.0.0/23 cấp cho mạng A: 320 host
+ Tiếp theo, lấy mạng X2 (là địa chỉ mạng lớn nhất tiếp theo) chia cho mạng B:115 host.
Tương tự trên, theo công thức: 2^n - 2 ≥ 115 => n=7 => m = 32-23-7 = 2
=> SM’ (Subnet Mask mới) = SM (Subnet Mask cũ) + m = 23 +2 = 25 ( viết tắt là /25)
& số Subnet ([You must be registered and logged in to see this link.]) được tạo ra là: 2m = 22 = 4
với SM thay đổi từ /23 thành /25 (các bit trong khoảng này của X2 liên quan đến cả Octet
3 và Octet thứ 4) nên ta có các [You must be registered and logged in to see this link.] mới sinh ra từ X2:
Mạng X21:10101100.00100011.00000010.00000000 -> 172.35.2.0/25
Mạng X22:10101100.00100011.00000010.10000000 -> 172.35.2.128/25
Mạng X23:10101100.00100011.00000011.00000000 -> 172.35.3.0/25
Mạng X24:10101100.00100011.00000011.10000000 -> 172.35.3.128/25
=> lấy mạng X21: 172.35.2.0/25 cấp cho mạng B: 115 host
+ Tiếp theo, ta sử dụng [You must be registered and logged in to see this link.] X22: 172.35.2.128/25 để chia cho mạng C: 80 host
Tương tự trên, theo công thức: 2^n - 2 ≥ 80 => n=7 => m = 32-25-7 = 0 (Vừa đẹp, khi giá
trị m=0 điều này chứng tỏ là mạng đang chia chỉ có thể cấp vừa đủ hoặc thừa một số IP
cho mạng có số host đang yêu cầu, ở đây là 115 host- chú ý: khi sử dụng VLSM thì m sẽ
không bao giờ nhận giá trị âm)
=> cấp luôn X22 cho mạng C: 80 host
+ Lúc này cần phải dùng đến giải địa chỉ X23 để chia cho mạng D: 30 host
Tương tự trên, theo công thức: 2^n - 2 ≥ 30 => n=5 => m = 32-25-5 = 2
=> SM’ (Subnet Mask mới) = SM (Subnet Mask cũ) + m = 25 +2 = 27 ( viết tắt là /27)
& số Subnet ([You must be registered and logged in to see this link.]) được tạo ra là: 2m = 22 = 4
với SM thay đổi từ /25 thành /27 (các bit trong khoảng này của X23 liên quan đến Octet
thứ 4) nên ta có các [You must be registered and logged in to see this link.] mới sinh ra từ X23:

Mạng X231:10101100.00100011.00000011.00000000 -> 172.35.3.0/27
Mạng X232:10101100.00100011.00000011.00100000 -> 172.35.3.32/27
Mạng X233:10101100.00100011.00000011.01000000 -> 172.35.3.64/27
Mạng X234:10101100.00100011.00000011.01100000 -> 172.35.3.96/27
=> lấy X231: 172.35.3.0/27 cấp cho mạng D: 30 host
+ Lấy X232 chia cho các mạng E: 2 host, F: 2 host, G: 2 host
Tương tự trên, theo công thức: 2^n - 2 ≥ 2 => n=2 => m = 32-27-2 = 3
=> SM’ (Subnet Mask mới) = SM (Subnet Mask cũ) + m = 27 +3 = 30 ( viết tắt là /30)
& số Subnet ([You must be registered and logged in to see this link.]) được tạo ra là: 2^m = 23 = 8
với SM thay đổi từ /27 thành /30 (các bit trong khoảng này của X232 liên quan đến Octet
thứ 4) nên ta có các [You must be registered and logged in to see this link.] mới sinh ra từ X232 là:
Mạng X2321:10101100.00100011.00000011.00100000 -> 172.35.3.32/30 Mạng X2322:10101100.00100011.00000011.00100100 -> 172.35.3.36/30
Mạng X2323:10101100.00100011.00000011.00101000 -> 172.35.3.40/30
………………… vân vân ………………….
Mạng X2327:10101100.00100011.00000011.00111000 -> 172.35.3.56/30
Mạng X2328:10101100.00100011.00000011.00111100 -> 172.35.3.60/30
=> lấy mạng Mạng X2321: 172.35.3.32/30 cấp cho mạng E: 2 host
=> lấy mạng Mạng X2322: 172.35.3.36/30 cấp cho mạng F: 2 host
=> lấy mạng Mạng X2323: 172.35.3.40/30 cấp cho mạng G: 2 host
KẾT LUẬN
- Sau khi cấp các địa chỉ [You must be registered and logged in to see this link.] cho các mạng A, B, C, D, E, F, G sẽ còn dư các
mạng chưa được sử dụng (để giành khi cần ta có thể sử dụng để cấp phát hoặc chia
nhỏ tiếp). Phương pháp VLSM này sẽ giúp ta kiểm soát được phần địa chỉ dư thừa
chưa được sử dụng.
(Có thể vào [You must be registered and logged in to see this link.] để kiểm tra xem kết quả có trùng, đúng hay không)



________________________

Vì sao cần phải chia Subnet mask?

Như ta đã biết mạng Internet sử dụng địa chỉ IPv4 32 bit và phân chia
ra các lớp A,B,C,D , tuy nhiên, với một hệ thống địa chỉ như vậy việc
quản lý vẫn rất khó khăn . Nếu như một mạng được cấp một địa chỉ lớp A
thì có nghĩa nó có thể chứa tới 16*1.048.576 địa chỉ ( máy tính ) .Với
số lượng máy tính lớn như vậy rất ít công ty hoặc tổ chức dùng hết được
điều đó gây lãng phí địa chỉ IP. Để tránh tình trạng đó các nhà nghiên
cứu đưa ra một phương pháp là sử dụng mặt nạ mạng con ( Subnet mask )
để phân chia mạng ra thành những mạng con gọi là Subnet. Subnet mask là
một con số 32 bit bao gồm n bit 1 ( thường là các bit cao nhất ) dùng
để đánh địa chỉ mạng con và m bit 0 dùng để đánh địa chỉ máy trong mạng
con với n+m=32 .
Subnet mask phải được cấu hình cho mỗi máy tính trong mạng và phải được
định nghĩa cho mỗi giao diện Router. Như vậy, ta phải dùng cùng một
Subnet mask cho toàn bộ mạng vật lý cùng chung một địa chỉ Internet.
Trong thực tế, để dễ dàng cho hoạt động quản lý các máy trong mạng,
thường chia nhỏ các mạng lớn trong các lớp mạng (A, B, C) thành các
mạng nhỏ hơn. Quá trình này được thực hiện bằng cách lấy một số bit ở
phần định danh host để sử dụng cho việc đánh địa chỉ mạng. Tuỳ theo
cách sử dụng của người quản trị mạng ( số subnet và số host trên mỗi
subnet ) mà số lượng bit lấy ở phần host nhiều hay ít.
Để tách biệt giữa địa chỉ mạng và địa chỉ host người ta dùng netmask.
Để tách biệt giữa Subnet address và địa chỉ host người ta dùng Subnet
mask.

Theo quy ước, các địa chỉ IP được chia ra làm ba lớp như sau:
Class Subnet mask trong dạng nhị phân Subnet mask
Lớp A 11111111 00000000 00000000 00000000 255.0.0.0
Lớp B 11111111 11111111 00000000 00000000 255.255.0.0
Lớp C 11111111 11111111 11111111 00000000 255.255.255.0

Như ta đã biết, lớp A sử dụng 1 octet đầu tiên làm Network ID. Sử dụng 8
bit đầu được set giá trị thành 1, và 24 bit sau set giá trị 0 =>
có Subnet Mask 255.0.0.0. Tương tự với các lớp kia.
Ví dụ IP: 192.168.1.0/24
Đây là địa chỉ thuộc lớp C. Và con số 24 có nghĩa là ta sử dụng 24 bit cho phần Network ID, và còn lại 8 bit cho Host ID.

Chia Subnet Mask như thế nào?

Ở đây, mình sẽ trình bày cách ngắn gọn giúp bạn có thể tính nhẩm được. Lấy ví dụ cụ thể như sau:
Công ty thuê một đường IP là 192.168.1.0. Bây giờ ông giám đốc yêu cầu
phân làm chia làm 3 mạng con cho ba phòng ban trong công ty. Hãy thực
hiện việc chia subnet này.

Trước hết ta phân tích cấu trúc của địa chỉ: 192.168.1.0 như sau:
+ Địa chỉ NetMask: 255.255.255.0
+ Network ID: 11111111.11111111.11111111
+ HostID: 00000000

Trong ví dụ này ta cần chia làm 3 mạng con (3 subnet) nên ta cần sử
dụng 2 bit ở phần Host ID để thêm vào Network ID. Làm sao để biết được
số bit cần mượn thêm? Ta có công thức : 2^n>=m (với m là số subnet cần chia, n là số bit cần mượn). Ở đây 2^2>=3.
Sau khi mượn 2 bit, ta có cấu trúc mới ở dạng nhị phân là (bit mượn ta set giá trị bằng 1 nhé):
+ Địa chỉ NetMask:: 11111111.11111111.11111111.11000000
+ Network ID: 11111111.11111111.11111111.11
+ Host ID: 000000
=> Ở dạng thập phân là: 255.255.255.192

Địa chỉ IP mới lúc này là: 192.168.1.0/26 (con số 26 là 24 + 2 bits mượn).
Ta xác định "bước nhảy" cho các subnet:
Bước nhảy k=256-192=64
=> Ta có các mạng con sau:
Ip: 192.168.1.0 Netmask: 255.255.255.192
Ip: 192.168.1.64 Netmask: 255.255.255.192
Ip: 192.168.1.128 Netmask: 255.255.255.192
Ip: 192.168.1.192 Netmask: 255.255.255.192

Như vậy số máy trên mỗi mạng bằng bao nhiêu?
Số bits của Host ID còn lại sau khi đã bị Network ID mượn: x = 32-26 = 6
=> Số máy trên mỗi mạng: 2^n-2 = 2^6-2 = 62 máy




\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\ \\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\



Địa chỉ IP là một số nguyên 32 bit, thường được biểu diễn dưới
dạng một dãy 4 số nguyên cách nhau bởi dấu chấm (dotted format). Một số
nguyên trong địa chỉ IP là một byte, thường được gọi là một octet (8
bits). Ví dụ về một địa chỉ IP điển hình là 192.168.1.10, trong đó các
thành phần 192, 168, 1 và 10 là các octet.

Một địa chỉ IP gồm có 2 phần. Phần đầu tiên là địa chỉ mạng (network address), phần thứ 2 là địa chỉ máy trạm (host address).

Địa chỉ mạng của một địa chỉ IP được tìm ra khi ta thực hiện phép toán
logic AND giữa địa chỉ IP đó và một giá trị gọi là mặt nạ mạng (network
mask hoặc subnet mask). Subnet mask cho ta biết bao nhiêu bit trong địa
chỉ IP là địa chỉ mạng.

Địa chỉ IP được phân ra làm 5 lớp mạng (lớp A, B, C, D, và E). Trong đó
bốn lớp đầu được sử dụng, lớp E được dành riêng cho nghiên cứu. Lớp D
được dùng cho việc phát các thông tin broadcast/multicastt. Lớp A, B và C
được dùng trong cuộc sống hàng ngày.

Một địa chỉ IP với bit đầu tiên là 0 thuộc về lớp A, bit đầu tiên là 1
và bit thứ 2 là 0 thuộc lớp B, bit đầu là 1, bit 2 là 1, bit 3 là 0
thuộc lớp C, bit đầu là 1, bit 2 là 1, bit 3 là 1, bit 4 là 0 thuộc lớp
D. Lớp E là các địa chỉ còn lại. Bảng sau tóm tắt ý tưởng này:

Lớp IP_______Dạng địa chỉ IP (x là bit bất kỳ)________Network mask mặc định (default network mask)
A___________0***x.......***______________________ 255.0.0.0
B___________10***.......***______________________ 255.255.0.0
C___________110xx.......***______________________ 255.255.255.0
D___________1110x.......***______________________ không dùng

Ví dụ địa chỉ 10.243.100.56 là một địa chỉ IP lớp A vì octet đầu được
biểu diễn dưới dạng nhị phân thành 00001010. Bit đầu tiên là 0 nên địa
chỉ đó thuộc về lớp A.

Mỗi lớp có 2 địa chỉ dành riêng là địa chỉ thấp nhất (phần địa chỉ máy
toàn bit 0), và địa chỉ cao nhất của lớp đó (phần địa chỉ máy toàn bit
1). Như vậy, địa chỉ mạng có thể có trong một lớp sẽ phụ thuộc vào số
bit trong network mask (bit mang giá trị 1). Nếu gọi số bit 1 trong
network mask là x thì số địa chỉ mạng tối đa có thể có trong một lớp là
2^x
Tuy nhiên, vì mỗi lớp bị phụ thuộc vào vài bit đầu tiên quy định nên số
địa chỉ mạng tối đa thật sự trong mỗi lớp sẽ là 2^x - 2^(số bit cố định
của lớp tương ứng).

Như vậy lớp A có 126 địa chỉ, lớp B có tối đa 16382 địa chỉ, lớp C có 2097150 địa chỉ.

Phần còn lại ngoài địa chỉ mạng sẽ là địa chỉ máy. Tương tự cũng có 2
địa chỉ máy dành riêng (địa chỉ thấp nhất và địa chỉ cao nhất) trong mỗi
địa chỉ mạng. Như vậy, số địa chỉ máy có thể có trong mỗi mạng sẽ là
2^(32 - x) - 2. Công thức tính đơn giản giống công thức tính số địa chỉ
mạng. Chỉ khác một điều là ta dùng số bit 0 (32-x) thay vì dùng số bit 1
(x).

Như vậy, một địa chỉ mạng lớp C sẽ có 254 địa chỉ máy, tương tự cho địa chỉ mạng lớp B, và A.

Tổng số địa chỉ của một lớp mạng là tích của số địa chỉ mạng và số địa chỉ máy trong một mạng thuộc lớp đó.

Tuy nhiên, các quản trị mạng thường phân chia mạng của họ ra thành nhiều
mạng nhỏ hơn gọi là mạng con (subnet). Tương tự với địa chỉ mạng, địa
chỉ mạng con cũng được quy định bởi một mask, gọi là subnet mask.
Subnet mask của một địa chỉ mạng có số bit 1 nhiều hơn hoặc bằng
(trường hợp bằng có nghĩa là không có chia mạng ra thành subnet) số bit
1 trong network mask của địa chỉ đó. Ví dụ subnet mask của một mạng
thuộc lớp B sẽ có dạng 255.255.***.*** với *** là số bất kỳ từ 0 đến
255.

Cách tính số địa chỉ mạng con của một địa chỉ mạng sẽ phụ thuộc vào bao
nhiêu bit của network mask đã được dùng để làm subnet mask (tạm gọi là
y). Hai công thức bên trên đều được sử dụng với việc thay biến x thành
y. Đặc biệt cách tính số địa chỉ IP trong mỗi subnet sẽ dùng cả x và y
theo công thức sau: 2^(32 - x - y) - 2

Ví dụ subnet mask của một mạng lớp A (network mask mặc định 255.0.0.0)
là 255.192.0.0 thì y sẽ là 2 (vì 192 biểu diễn ở dạng nhị phân là
11000000, có nghĩa là đã có 2 bit đã được sử dụng để làm subnet mask).
Subnet mask phải là một dãy liên tục các bit 1 ngay sau network mask.
Điều này nói lên rằng subnet mask dành một số bit 0 trong network mask
(phần dành cho địa chỉ máy). Cũng có 2 địa chỉ máy dành riêng trong mỗi
subnet. Hai địa chỉ đó là subnet address (địa chỉ thấp nhất trong
subnet) và broadcast address (địa chỉ cao nhất trong subnet). Địa chỉ
thấp nhất trong subnet không nhất thiết có tất cả các bit là 0 như đối
với địa chỉ thấp nhất trong một mạng, cũng như địa chỉ cao nhất không
nhất thiết phải là toàn bit 1. Lưu ý là trong một vài tài liệu cũ nói
rằng cũng có 2 subnet dành riêng trong mỗi mạng nhưng bây giờ điều đó
không còn dùng nữa. Hai subnet đó vẫn được dùng, gọi là zero subnet
(subnet thấp nhất) và broadcast subnet (subnet cao nhất).

Ngoài ra, mỗi lớp mạng còn có 1 địa chỉ mạng dành riêng. Lớp A có địa
chỉ 10.0.0.0. Lớp B có địa chỉ 172.16.0.0. Lớp C có địa chỉ 192.168.0.0.
Địa chỉ broadcast của lớp A còn được gọi là địa chỉ universal
broadcast (toàn bit 1 hay 255.255.255.255).

Ví dụ 1: Địa chỉ 192.168.0.1 thuộc lớp nào?
Có 2 cách trả lời câu hỏi này: Một là dựa vào việc chuyển đổi octet đầu
ra dạng nhị phân, căn cứ vào các bit đầu mà có thể trả lời. Cách thứ
hai là vì địa chỉ này thuộc mạng riêng của lớp C (192.168.0.0) nên có
thể trả lời ngay.

Ví dụ 2: Chỉ rõ địa chỉ mạng của địa chỉ 192.168.0.5 với network mask mặc định.
Câu hỏi này buộc ta phải biết địa chỉ 192.168.0.5 thuộc lớp nào và biết network mask của lớp đó.
192.168.0.5 thuộc lớp C.
Lớp C có network mask là 255.255.255.0.
Thực hiện phép AND sẽ ra 192.168.0.0.

Ví dụ 3: Chỉ rõ phần địa chỉ mạng (bỏ phần địa chỉ máy) của địa chỉ 192.168.0.10 với network mask mặc định.
Như câu trên ta đã biết network mask của địa chỉ 192.168.0.10 là
255.255.255.0. Câu hỏi yêu cầu chỉ rõ phần địa chỉ mạng, nên ta chỉ lấy
các bit còn nằm trong network mask:
Địa chỉ đầu_________________11000000.10101000.00000000.00001010
Network mask_______________11111111.11111111.11111111.00000000
Lấy phần trong network mask__11000000.10101000.00000000
Câu trả lời sẽ là 192.168.0.

Ví dụ 4: Địa chỉ IP 129.56.7.8 có subnet mask là 255.255.128.0. Hỏi có
bao nhiêu subnet, bao nhiêu địa chỉ IP trong mỗi subnet, bao nhiêu địa
chỉ IP trong mạng đó?
Việc trả lời đòi hỏi chút tính toán. Sau khi nhận biết địa chỉ IP này là
thuộc lớp B, network mask mặc định là 255.255.0.0 (x là 16), ta biết
quản trị mạng đã lấy 1 bit để chia subnet. Như vậy, y là 1. Số subnet là
2^1 là 2. Số địa chỉ IP trong mỗi subnet là 2^(32-y-x) - 2 là 32766.
Suy ra số địa chỉ IP trong mạng đó là 2 * 32766 là 65532.
Về Đầu Trang Go down
https://lopct13.forumvi.com
 
PhƯƠng pháp chia mẠng con (subnet) theo vlsm
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [Guitar] Lời Yêu Đó - Theo chuẩn HKT :)
» Chia sẻ phim m-HD và DVDRIP - cập nhật liên tục mỗi ngày
» 51. Viết hàm xoá phần tử tại vị trí lẻ trong mảng.
» [CCNA] đáp án CCNA Cisco trên mạng ( làm trực tuyen)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
.:: Diễn đàn lớp C11CT13 ::. :: Các Bộ Môn :: CCNA (Mạng máy tính)-
Chuyển đến